Kinh nghiệm chọn mua và lắp đặt máy lạnh tốt nhất
☀ Cách chọn công suất của máy lạnh
- Việc chọn công suất máy lạnh phải dựa vào kết cấu phòng như tường, cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực. Công suất máy lạnh được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là HP (ngựa), ví dụ như 1HP~9.000 BTU (công suất lạnh), 1.5HP~12.000 BTU, 2HP~18.000 BTU, 2.5HP~24.000 BTU.
- Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy tương đương 1HP cho phòng ngủ với diện tích 14m2 - 16m2 hoặc cho phòng khách với diện tích 12m2 - 14m2.
- Trước khi bắt đầu gắn máy lạnh cho phòng khách hoặc phòng ngủ, bạn thường gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn vị trí lắp đặt máy lạnh. Phải lắp đặt như thế nào thì hơi lạnh có thể tỏa ra khắp gian phòng, mà phải tránh được ánh nắng trực tiếp để có thể tiết kiệm điện, ngoài ra việc lựa chọn vị trí hợp lý để gắn dàn lạnh và dàn nóng phù hợp với các khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong bài viết này, chúng tôi các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa chữa, lắp đặt máy lạnh sẽ giúp bạn có thể nắm được các vị trí lắp đặt máy lạnh phù hợp và khoa học nhất có thể.
☀ Vị trí đặt máy lạnh trong nhà (cục lạnh )
- Cục lạnh nên lắp để hướng gió thổi ra từ cục lạnh đi dọc theo chiều dài của căn nhà, với cách lắp này không khí lạnh sẽ được phân bổ đều toàn bộ căn phòng.
- Chiều cao cục lạnh nên cao tối thiểu là 2.5 m tính từ sàn và cách trần ít nhất là 50mm.
- Đường ống thoát nước ngưng tụ càng ngắn và thẳng càng tốt. Điều này giúp cho nước ngưng tụ thoát nhanh.
- Tránh để đường thoát nước ngưng tụ quá dài, dễ gây nước ngưng tụ trào ngược lại trong phòng.
☀ Các vị trí nên tránh khi lắp cục lạnh trong nhà:
👉 Không treo cục lạnh giữa nhà: Cục lạnh cần có giá đỡ cứng chống rung, máy mới bền.
👉 Không gắn cục lạnh ở góc phòng: Không khí lạnh sẽ không phân bổ đều phòng.
👉 Không lắp cục lạnh ở cửa ra vào, cửa sổ: Ở vị trí này, không khí và độ ẩm chênh lệch cao dễ gây hiện tượng đổ mồ hôi và ngưng tụ tại cửa gió.
👉 Không lắp cục lạnh sát nền nhà: Lắp theo cách này bạn sẽ thấy hiện tượng chân thì lạnh đầu thì nóng. Không khí nóng có xu hướng bốc lên cao, không khí lạnh chìm xuống dưới.
👉 Không nên lắp cục lạnh trong nhà bếp: Môi trường không khí trong bếp thường có nhiều dầu mỡ, hơi muối….. nên dễ gây cho máy lạnh bị nghẹt và rỉ sét. Để cho phòng ăn có không khí lạnh khi ăn bạn nên ngăn phòng bếp và phòng ăn nếu muốn sử dụng máy lạnh. Còn cách tốt nhất là phòng ăn nên dùng không khí tự nhiên là tốt nhất.
☀ Yêu cầu đối với vị trí lắp cục lạnh
- Lắp cục lạnh lên tường thật chắc chắn và cân đối để tránh bị rung.
- Luồng khí ra và vào không bị cản trở để khí có thể tỏa đều khắp phòng.
- Không lắp cục lạnh nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Lắp cục lạnh ở nơi có thể nối với cục nóng bên ngoài một cách dễ nhất.
- Lắp cục lạnh ở nơi đường ống thoát nước có thể lắp đặt dễ dàng và tấm lọc khí có thể tháo ra để bảo dưỡng, lau chùi thường xuyên được.
- Đường thoát nước ở cục lạnh phải dốc.
☀ Yêu cầu vị trí lắp đặt cục nóng
✴ Cục nóng lắp ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
✴ Hướng thổi ra của cục nóng phải không có vật cản phía trước. Nếu vị trí lắp đặt cục nóng vị 2 lỗi trên thì ảnh hưởng lớn đến công suất lạnh và tiêu thụ điện của máy lạnh.
✴ Vì cục nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, bạn đừng chọn vị trí là giữa bức tường là giá treo cục nóng. Hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải gắn vào bê tông chịu lực.
✴ Cục nóng ngoài nhà nên thấp hơn cục lạnh trong nhà, điều này làm cho đầu máy dễ hồi về block máy. Nếu trong trường hợp cục nóng cao hơn thì nên dùng bẫy dầu để đảm bảo đầu về lốc máy.
✴ Khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh tốt nhất từ 3m trở lên, chênh lệch độ cao giữa 2 dàn nóng và lạnh không nên quá 5m.
✴ Tốt nhất bạn nên bọc cách nhiệt riêng biệt đường nén và đường hồi ( đường nối giữa cục nóng và cục lạnh).
✴ Không lắp cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh hoặc nhiều bụi rác.
✴ Chỗ đặt cục nóng phải thoáng, khoảng cách giữa tường bao quanh với hai đầu hồi và đằng sau dàn nóng phải ≥ 30 cm
✴ Khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải ≥ 60 cm
☀ 10 thao tác cần thiết khi lắp máy
1. Dùng thước Đivô lấy thăng bằng để đặt giá treo dàn lạnh, lấy dấu đục lỗ và điểm bắt vít.
2. Khi đục lỗ thông ống đồng (chú ý sao cho vết đục lỗ phải nhẵn và hơi dốc ra phía ngoài, mép dưới của lỗ đục không được thấp hơn mép dưới của dàn lạnh). Giá đỡ dàn lạnh phải được bắt vít một cách chắc chắn vào tường.
3. Đo khoảng cách từ dàn lạnh đến giàn nóng.
4. Cắt ống đồng bọc bảo ôn, dây điện máy.
5. Làm đầu giắc co: Đánh dấu dây điện theo thứ tự đấu vào dàn lạnh, thao tác sao cho đầu giắc co không bị nứt vỡ.
6. Luồng đường ống đồng qua lỗ đã đục để treo dàn lạnh vào giá đỡ.
7. Ghim hoặc treo đường ống đồng một cách chắc chắn vào tường.
8. Khoan giá đỡ dàn nóng
9. Đặt cục nóng lên giá đỡ, tiến hành siết giắc co đầu đẩy dàn nóng, sau đó xả đuổi không khí ở dàn lạnh và siết tiếp giắc co đầu hồi.
10. Đấu điện theo thứ tự đã đánh dấu ở dàn lạnh, cuốn băng cuốn và mở ga.
☀ Chạy thử máy
- Kiểm tra đường thoát nước xem có nước ở dàn lạnh chảy ra hay không, nếu thấy có nước chảy theo đường ống thoát nước là máy hoạt động bình thường.
- Kiểm tra dàn nóng và dàn lạnh xem hoạt động có êm hay không.
- Dùng đồng hồ Ampe để đo mức ổn định của dòng điện.
- Dùng đồng hồ áp suất để đo áp suất ở đầu hồi về của dàn nóng theo đúng tiêu chuẩn quy định.
☀ Dịch vụ lắp đặt máy lạnh
Khi quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt máy lạnh vui lòng liên hệ ngay tổng đài 1900 7283 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, phong cách làm việc nhanh chóng – chuyên nghiệp – trách nhiệm. Cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ lắp đặt điện lạnh uy tín nhất.
Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng chào đón khách hàng qua tổng đài 1900 7283 kể cả thứ bảy – chủ nhật và ngày lễ.
LIÊN HỆ LẮP ĐẶT MÁY LẠNH TẠI TPHCM, BIÊN HÒA, BÌNH DƯƠNG
TỔNG ĐÀI 1900 7283
#dichvuvesinhmaylanh #dichvuvesinhmaygiat #dichvusuachuadienlanh #vesinhmaylanh #vesinhmaygiat #lapdatmaylanhtotnhat
Nhận xét
Đăng nhận xét